
Chơi Đồng Hồ:Những Điều Bạn Vẫn Tưởng Là Đúng!
Bất kỳ cuộc chơi nào cũng đều có những điều khiến bạn lầm tưởng. Và đối với thú chơi đồng hồ cũng vậy. Cùng tìm hiểu những điều bạn luôn tưởng Đúng những thực tế lại Chưa hoàn toàn Đúng khi chơi đồng hồ.
1. Đồng hồ càng ĐẮT TIỀN càng đáng sưu tầm!
Thông thường thì chất liệu cấu thành nên một chiếc đồng hồ sẽ quyết định giá bán. Càng là những chất liệu quý hiếm thì Giá Trị của chiếc đồng hồ đó càng cao. Ví dụ như vàng, platinum,… Tuy nhiên, giá trị sưu tầm của một chiếc đồng hồ không phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị kinh tế. Nó phụ thuộc vào các tiêu chí và góc nhìn cá nhân của những nhà sưu tầm.
Cá nhân tôi định nghĩa chiếc đồng hồ đáng sưu tầm là những chiếc đồng hồ hội tụ càng nhiều yếu tố thu hút nhà sưu tầm khi chơi càng tốt. Đó có thể là thương hiệu, bộ vỏ, mặt số, bộ máy, tình trạng full các phụ kiện đi kèm,…
Những chiếc đồng hồ đắt tiền chưa chắc đã Đáng Sưu Tầm! Nhưng những chiếc đồng hồ Đáng Sưu Tầm chắc chắn sẽ luôn ĐẮT TIỀN hơn trong cùng tầm giá!
2. Đã đam mê đồng hồ cổ thì nhất định phải sở hữu bộ sưu tập đỉnh cao!
Từ việc đam mê rồi dẫn đến việc xây dựng được một bộ sưu tập là điều hiển nhiên. Tuy nhiên việc bạn không sở hữu một bộ sưu tập đồng hồ thì cũng chả nói lên được điều gì về sự đam mê cũng như kiến thức của bạn cả. Một số người đam mê đồng hồ có thể không đủ khả năng để mua những chiếc Patek Philippe, Vacheron Constantin hay A. Lang & Söhne,…Nhưng điều đó không có nghĩa là họ KHÔNG biết mọi thứ cần biết về những thương hiệu đồng hồ xa xỉ hàng đầu.
Cộng đồng chơi đồng hồ rất giống với cộng đồng xe hơi. Chỉ số ít người đam mê xe hơi sở hữu một chiếc Ferrari hoặc Porsche, nhưng có hàng ngàn người đọc và nghiên cứu về các mẫu xe hạng sang này. Những cá nhân này hiểu rằng rất có thể họ sẽ không bao giờ sở hữu chiếc xe hơi, đồng hồ mơ ước của mình, nhưng điều đó không ngăn cản đam mê của họ để tìm hiểu thêm về những chiếc xe hơi, đồng hồ tuyệt vời này!

Đây có lẽ sẽ là chiếc đồng hồ mơ ước của tôi. Có thể là rất lâu hoặc sẽ không bao giờ tôi sở hữu được chiếc đồng hồ này. Nhưng điều đó vẫn không thể ngăn cản tôi với đam mê đồng hồ cổ mỗi ngày!
3. Đồng hồ càng Đắt Tiền thì càng Chính Xác hay đồng hồ càng Chính Xác thì càng Đắt Tiền!
Trong quá khứ đã từng có rất nhiều cuộc chạy đua về sản xuất trong việc tạo ra sự chính xác của một chiếc đồng hồ. Quan niệm đồng hồ đắt tiền mới chạy chuẩn giờ đã không còn tồn tại khi người Nhật đã phát minh ra kỷ nguyên đồng hồ Quartz. Đồng hồ Quartz đã mang lại sự chính xác gần như tuyệt đối nhưng giá thành rất rẻ.

Một minh chứng khác bác bỏ luận điểm trên là có nhiều chiếc đồng hồ cực sâu tuổi rất hiếm sở hữu bộ máy nhiều chức năng với giá trị rất cao, tuy nhiên sự chính xác lại không sánh bằng những đồng hồ hiện đại sử dụng bộ máy dùng chung. Và rất nhiều nhà sưu tầm chỉ quan tâm rằng chiếc đồng hồ còn “sống” là đủ! Việc đồng hồ nhanh, chậm vài phút hay đến vài chục phút mỗi ngày lúc đó cũng không phải là điều mà những nhà sưu tầm quá quan tâm. Họ vẫn rất hạnh phúc khi sở hữu những chiếc đồng hồ này.
4. Đưa ra kết luận quá vội vàng về tình trạng của 1 chiếc đồng hồ!
Nhiều anh em chơi đồng hồ vẫn hay than vãn rằng bộ máy này chạy kém quá! Hay lỗi quá! Với cá nhân tôi nghĩ rằng trước khi đưa ra bất cứ lời nhận định nào ta cần xem xét thêm các yếu tố khác có thể tác động lên chiếc đồng hồ mà mình sở hữu.
Bạn có thể tự trả lời một vài câu hỏi dưới đây trước khi đưa ra kết luận rằng đồng hồ thực sự có vấn đề hay không:
#1: “Chiếc đồng hồ bạn đang so sánh kém hơn so với chiếc nào? Có cùng loại máy không?”,
#2: “Bộ máy thực sự kém hay do đến thời gian cần bảo dưỡng định kỳ mà bạn chưa kịp mang đi?”,
#3: “Người thợ mà bạn đem bảo dưỡng có đáng tin không?”,
#4: “Bạn đã thực sự hiểu về chiếc đồng hồ mà mình sở hữu hay chưa?”
Nhiều cỗ máy ở tuổi đời sâu chỉ tích cót được 10-14h nếu không sử dụng. Vậy nếu đem so sánh với những cỗ máy ETA tích cót có thể lên đến 48h thì đúng là một sự so sánh khập khiễng ! Sự so sánh chỉ có giá trị với cùng một hệ quy chiếu. Cụ thể ở đây hãy so sánh những cỗ máy cùng đời!

Nhiều cỗ máy high beat có hỗ trợ lên cót phụ nhưng khi đồng hồ căng cót mà cố tình lên cót phụ sẽ rất dễ làm hỏng một số bộ phận bên trong đồng hồ. Như vậy không phải do máy lởm mà do bạn không hiểu về đồng hồ, sử dụng sai cách dẫn đến hậu quả chứ không phải lỗi của chiếc đồng hồ.

Đồng hồ đôi khi đem bảo dưỡng nhưng vẫn chạy không tốt thì không loại trừ việc bạn đã giao đồng hồ vào tay những người thợ không lành nghề. Có thể họ không đủ khả năng “bắt bệnh” nên không thể giúp gì cho chiếc đồng hồ của bạn được.
Mỗi mẫu đồng hồ đòi hỏi sự chăm sóc khác nhau: một số cần phải được chăm sóc hàng ngày, một số có thể dễ dàng bị “tổn thương” hơn những loại khác. Bạn càng biết nhiều về đồng hồ của mình, bạn càng có thể chăm sóc tốt hơn! Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và thậm chí giúp tăng giá trị bán lại của đồng hồ khi bạn muốn trao đổi.
Hãy nhớ rằng đồng hồ không làm gì cả! Chính con người “tác động” lên những chiếc đồng hồ!
5. Càng lắng nghe thật nhiều ý kiến của mọi người thì càng tốt!
Việc lắng nghe để tiếp thu và học hỏi thêm kiến thức là rất tốt! Nhưng việc tiếp thu CÓ CHỌN LỌC mới thực sự giúp được chính bản thân mình! Hãy thử hình dung nếu ý kiến xuất phát từ một người kiến thức không có nhiều và dưới những góc nhìn chưa khách quan thì liệu ý kiến đó đã đủ hoàn hảo để tiếp nhận hay chưa?
Thông qua điều này tôi muốn kể một ví dụ tôi đã chứng kiến tận mắt về người anh của mình. Anh thuần tuý là một người bán đồng hồ chứ không phải một nhà sưu tầm. Chiếc đồng hồ anh giao bán thật sự rất “CỨNG”. Đồng hồ hoàn hảo từ dây đến khoá. Tuy nhiên khi người mua đem đồng hồ đến một “người khác” nhờ xem hộ, người này đã NÓI SAI SỰ THẬT rằng chiếc đồng hồ này không hề tốt sau đó đưa một chiếc đồng hồ khác ra để chào hàng! Đây là hành vi CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH và cố tình nói SAI SỰ THẬT ĐỂ GẠT những nhà sưu tầm ít hiểu biết!
Mỗi ý kiến đưa ra từ mỗi nhà sưu tầm đều tương đồng với kiến thức họ nắm giữ. Đôi khi không tránh khỏi ý kiến đưa ra nhằm phục vụ mục đích tư lợi cá nhân. Do đó, hãy luôn tự ý thức trang bị kiến thức thông qua lời khuyên của những nhà sưu tầm dày dạn kinh nghiệm, đọc các bài viết chia sẻ kiến thức… để tiếp nhận được những thông tin chính xác và đưa ra được quyết định đúng đắn.

6. Nhà sưu tầm có ảnh đồng hồ đồng nghĩa với việc sở hữu chúng!
Nhiều người lấy mác là nhà sưu tầm nhưng thuần tuý lấy ảnh trên mạng hoặc mượn đồng hồ của người khác để chụp ảnh và đăng lên giao bán.Thực chất họ chỉ là những người MÔI GIỚI.
Hãy cận thận khi mua hàng kiểu này vì đôi khi việc bạn quá mê chiếc đồng hồ và mong muốn sở hữu ngay có thể đem lại HẬU QUẢ lớn! Nếu họ không có kiến thức, không có kinh nghiệm trong mua bán thì có thể chiếc đồng hồ bạn mua sẽ phải chịu thêm những mức phí phát sinh sau này về vận chuyển, bảo dưỡng mà không được báo trước! Nhiều người lừa đảo chọn hình thức này! Và bạn có thể sẽ không nhận được chiếc đồng hồ nào từ họ cả! Họ chỉ có ảnh mà thôi!
Xin chúc mọi người sẽ có thêm hiểu biết trong cuộc chơi đầy thú vị này! Hy vọng bài viết sẽ được đón nhận và chia sẻ đến với nhiều anh em đam mê đồng hồ.
Group trên facebook mang tên “Cộng Đồng Chơi Đồng Hồ Việt Nam:All Brands”. Bạn chỉ cần click vào tên Group trong bài viết này để tham gia Group miễn phí. Mọi người hãy đọc nội quy Group để sinh hoạt được tốt nhất nhé!
You May Also Like

Wyler Đặc Biệt:Đồng Hồ Sử Dụng 4 Chiếc “Suốt”!
March 17, 2020
Wyler 2 Cá- Đứa Con Tìm Lại Ký Ức Về Cha
November 6, 2019