Omega vs Tissot
Các Góc Nhìn Về Đồng Hồ Cổ,  Omega,  Tissot

Omega Vs Tissot – Sự Hợp Tác Nổi Tiếng Trong Lịch Sử

Vào ngày 24/2/1930, tại Genève (Thuỵ Sỹ), hai hãng đồng hồ phân khúc hạng sang và tầm trung là Omega vs Tissot đã “Hợp Tác” với nhau tạo thành một Liên Minh Đồng Hồ dưới cái tên “Société Suisse Pour I’industrie Horlogère SA”-viết tắt là SSIH. 2 năm sau đó, Liên minh này chính thức “sáp nhập” thêm “Lemania Watch Co” và “A Lugrin Co”. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến Omega được trang bị những cỗ máy Chronograph thể thao bấm giờ ngay tại thời điểm Olympic 1932 ở Los Angeles. Đây là một bước đi rất quan trọng trong việc phát triển những cỗ máy bấm giờ thể thao độc quyền của Omega. Ví dụ như dòng Speed Master như mọi người thường thấy. 

Liên Minh đã xác định nhiệm vụ rất rõ ràng rằng Omega sẽ sản xuất những chiếc đồng hồ phân khúc xa xỉ (Hạng Sang), Tissot chuyên sản xuất những chiếc đồng hồ phân khúc giá tầm trung. Liên Minh sẽ chia sẻ công nghệ và những kết cấu máy cho nhau, đặc biệt những cỗ máy “Chronograph chuyên dụng” giao cho Lemania.

Giai đoạn từ 1945-1975 là thời kỳ tăng trưởng rất mạnh của liên minh SSIH khiến cho thương hiệu Omega trở nên nổi tiếng và độ nhận diện Thương Hiệu của hãng thậm chí còn có thể so sánh ngang với hãng đồng hồ đình đám Rolex.

Năm 1983, SSIH và ASUAG (Allgemeine Schweizerische Uhrenindustrie AG:đây là Tập Đoàn Công Nghiệp Đồng Hồ Thuỵ Sỹ lớn nhất được tạo ra dưới sự hỗ trợ của Chính Phủ Thuỵ Sỹ và Ngân Hàng Thuỵ Sỹ như câu trả lời cho cuộc Đại Suy Thoái năm 1931) đã bị các Ngân Hàng Thuỵ Sỹ “Buộc Phải Sáp Nhập” vào “Société de Microélectronique et d’Horlogerie” (SMH)-(sau này đã được đổi tên thành Tập Đoàn Swatch ngày nay) để trở thành Liên Minh Đồng hồ vĩ đại nhất lịch sử nhằm chống lại Đế chế “Thạch Anh” của người Nhật.

Omega vs Tissot đã “bước đi cùng nhau” rất lâu. Đó cũng chính là lý do vì sao mà Omega vs Tissot là “Con cưng” của Tập Đoàn Swatch bây giờ.

Quay trở lại thời gian “thịnh vượng”, 2 hãng đã làm ra rất nhiều những mẫu đồng hồ có thiết kế chia sẻ cho nhau và thậm chí còn dùng chung máy với nhau trong nhiều thời kỳ!

Ta có thể thấy rất nhiều mẫu mà cả 2 hãng đã cùng làm từ dòng cao cấp đến bình dân như những chiếc “Chronograph 33.3″ với 1 nút bấm huyền thoại hay những chiếc Style Dynamic bé nhỏ. Tất cả đều mang trong mình linh hồn” của sự hợp tác lịch sử này.

Những chiếc đồng hồ Tissot dòng đỉnh chạy máy của Omega cũng có giá trị rất cao. Chỉ cần search thử “Omega 33.3 và Tissot 33.3” ta sẽ thấy rõ được điều này.

Việc hợp tác và chia sẻ từ công nghệ đến kiểu dáng kỹ thuật này đã được nhiều hãng làm trong quá khứ và rất thành công như: Rolex-Tudor hay Longines-Wittnauer;…và những bản sưu tầm của Tudor hay Wittnauer cũng rất giá trị và khó kiếm khi sưu tầm!

Cùng tìm hiểu chiếc đồng hồ Tissot “Constellation” nhưng là bản “Thiết Kế Song Song” với mẫu Omega Dress huyền thoại của huyền thoại mà các Collector Việt Nam hay gọi với cái tên “Omega Bát Quái Ruộng Bậc Thang”. Đây là dòng Omega Dress cao cấp bậc nhất và rất  rất hiếm.  Những chiếc  “Ruộng Bậc Thang” hoàn hảo thường có giá rất cao dao động trên dưới 200 triệu(~10.000$) (thậm trí riêng mặt số “Omega Bậc Thang Zin” cũng có giá trị gần nửa chiếc đồng hồ). 

Omega vs Tissot

Omega vs Tissot

Đặc biệt chiếc Tissot này còn sử dụng cỗ máy “tự động lọc cọc” (Bumper movement) đời đầu 1950s (khoảng giữa năm 1952) có kết cấu và độ hoàn thiện gần như y hệt 1 cỗ máy “lọc cọc” cùng đời của Omega (chỉ khác mỗi “Tên” trên máy và “Vi Chỉnh”).

Omega vs Tissot

Omega vs Tissot

Đó là “minh chứng” cho sự hợp tác này!

Chiếc Tissot “Ruộng Bậc Thang” mà tôi sở hữu chính là phiên bản có bộ vỏ bằng vàng đúc Solid 14k Yellow Gold. 

Omega vs Tissot

Mặt số zin “Ruộng Bậc Thang” + “cọc số Mũi Tên” + cọc số Hiếm “3-6-9-12” (là dạng style hiếm khi xuất hiện ở những chiếc Conste Hiếm) đi kèm mặt số trung tâm có dạng “Double HourGlass”-“Mặt số Đồng Hồ Cát Đôi” hay được gọi với cái tên thân thuộc “Mặt số Tứ Phương”. Bộ kim rất giống với kim của những chiếc Omega Seamaster dòng máy 591 ít gặp.

Omega vs Tissot

Núm zin “Tissot” cực hiếm đi theo đồng hồ còn cực đẹp và hoàn hảo!Nhìn tổng thể đồng hồ từ “Bộ càng” đến “Mặt số” và “Núm” không khác gì 1 chiếc đồng hồ “Omega Ruộng Bậc Thang” phiên bản tầm trung. Để có được vẻ đẹp này, hãng đã “nhặt” hết “Những Thiết Kế Kinh Điển” của 1 chiếc Omega Dress. Chiếc đồng hồ “Constellation” này ra đời đúng như sự phân chia rất rõ ràng của SSIH ban đầu. Sẽ tuyệt vời hơn khi lên tay chính chiếc đồng hồ “Có Thiết Kế Của Sự Hợp Tác” ở “thời kỳ” đó chứ không phải những bản “Homage- Đồng hồ nhái kiểu dáng nổi tiếng” bây giờ!Đồng hồ được đựng trong hộp zin Tissot xưa rất mới.Đồng hồ còn được đi kèm với phụ kiện là chiếc khóa zin bọc vàng rất hiếm.Omega vs TissotĐây là chiếc khóa zin Tissot có logo chữ “T” size lớn 16mm rất đẹp.Omega vs Tissot

Còn đây là chiếc khóa zin bọc vàng xưa Tissot có đủ chữ “Tissot” của hãng theo đúng style của Mặt Số và Núm đồng hồ.

Khóa zin size 15mm có rất nhiều “Triện” bọc vàng xưa của Hãng.

Kính mời mọi người tham quan và thưởng lãm.

Tôi có mong muốn xây dựng một cộng đồng chơi đồng hồ ở Việt Nam văn minh, quy tụ những người chơi đồng hồ trong cả nước, hiện đã có rất nhiều người chơi rất sâu tham gia vào Group.

Group trên facebook mang tên “Cộng Đồng Chơi Đồng Hồ Việt Nam:All Brands”. Bạn chỉ cần click vào tên Group trong bài viết này để tham gia Group miễn phí. Mọi người hãy đọc nội quy Group để sinh hoạt được tốt nhất nhé!

 

5 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *